Tuổi tiền mãn kinh ở phụ nữ diễn ra trong bao lâu?

Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp trước khi phái nữ chính thức bước vào giai đoạn mãn kinh, là cột mốc đánh dấu sự chấm dứt của chu trình sinh sản. Tuỳ vào người mà giai đoạn tiền mãn kinh diễn ra ở các giai đoạn khác nhau, có thể là ở tuổi 40 khi cơ thể bắt đầu có sự suy giảm nội tiết tố hoặc cũng có thể tiền mãn kinh xuất hiện khi bạn chỉ mới bước sang độ tuổi giữa 30. Những biểu hiện có thể nhận biết rõ khi phái nữ bước vào giai đoạn này chính là chu kỳ kinh nguyệt không đồng đều, ngừng rụng trứng hoặc đối mặt với các vấn đề như không ngủ được, khô hạn, hay cáu gắt.


1. Quá trình tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?


Giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ thường kéo dài trong vòng 4 năm. Tuy vậy, có người chỉ chịu đựng vỏn vẹn vài tháng hoặc cũng có khi lên đến 10 năm. Nếu trong vòng 12 tháng liên tiếp mà bạn không có kinh nguyệt thì bạn chính thức kết thúc giai đoạn tiền mãn kinh và bắt đầu những biểu hiện của giai đoạn mãn kinh.


2. Triệu chứng của tiền mãn kinh


Kinh nguyệt không đồng đều: Khi ở giai đoạn tiền mãn kinh, kinh nguyệt hay xảy ra bất thường do việc rụng trứng bắt đầu trở nên khó đoán hơn, dài hoặc ngắn hơn bình thường. Đôi khi một số kỳ kinh bị bỏ qua, lượng kinh nguyệt dao động từ nặng đến nhẹ.
Dễ nóng giận và mắc phải triệu chứng khó ngủ: Nữ giới rất dễ trở nên nóng giận trong giai đoạn này với cường độ, tần số và độ dài khác nhau. Điều đó ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ hoặc mồ hôi chảy nhiều vào ban đêm.

Cơn bốc hoả có thể xảy ra bất kỳ lúc nào gây ảnh hưởng đến cuộc sống của nữ giới

>>> Đọc thêm:
Cách kiểm soát cơn bốc hỏa tiền mãn kinh


Tâm trạng thay đổi thất thường: Nữ giới rất dễ trở nên giận dữ, gắt gỏng khi bước vào tuổi tiền mãn kinh. Nguồn gốc có thể là do ảnh hưởng của việc thiếu ngủ ban đêm hoặc đến từ những cơn “bốc hỏa” thất thường. Ngoài ra, nguy cơ mắc phải bệnh trầm cảm cũng rất cao ở giai đoạn này.


Khô âm đạo, khó giao hợp: Suy giảm nồng độ Estrogen chính là nguyên nhân chủ yếu gây khô hạn, khiến âm đạo không đủ độ trơn nên gặp trục trặc trong khi giao hợp. Lượng Estrogen thấp có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiễm trùng âm đạo hoặc đường tiết niệu dẫn đến việc tiểu không tự chủ.


Giảm khả năng sinh sản: Quá trình rụng trứng bất thường dẫn đến việc khó mang thai ở nữ giới. Tuy nhiên, miễn là còn kinh nguyệt thì bạn vẫn có thể mang thai, trừ trường hợp bạn đang sử dụng các phương pháp tránh thai như dùng thuốc Levonorgestrel.


Ngoài ra, các hiện tượng như biến đổi chức năng tình dục, mất xương hoặc suy giảm Estrogen cũng là dấu hiệu nhận thấy giai đoạn tiền mãn kinh đang đến rất gần.  


3. Các biến chứng


Bên cạnh việc kinh nguyệt bất thường, phái đẹp nên đến gặp trực tiếp bác sĩ nếu xuất hiện những biến chứng sau:
+ Máu chảy nhiều dẫn đến việc phải thường xuyên thay băng vệ sinh mỗi giờ
+ Chảy máu liên tục 7 ngày không dứt
+ Chảy máu giữa các kỳ kinh
+ Các chu kỳ diễn ra thường xuyên cách nhau 21 ngày

Kinh nguyệt kéo dài quá 7 ngày báo hiệu bạn đang gặp phải các triệu chứng liên quan đến tiền mãn kinh



4. Các yếu tố rủi ro:


Bất kỳ phụ nữ nào cũng sẽ trải qua giai đoạn tiền mãn kinh. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có giai đoạn tiền mãn kinh khác nhau. Một số yếu tố sau có thể dẫn đến việc bạn phải gánh chịu giai đoạn tiền mãn kinh sớm:


Điều trị ung thư: Điều trị ung thư bằng phương pháp hoá trị và xạ trị ở vùng xương chậu tác động trực tiếp đến giai đoạn tiền mãn kinh sớm.


Hút thuốc: Tiền mãn kinh có thể xảy ra sớm hơn 2 năm đối với người thường xuyên sử dụng chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá.

Hút thuốc lá tăng nguy cơ mắc phải các triệu chứng liên quan đến tiền mãn kinh đến 2 năm


Cắt bỏ tử cung: Tuy rằng chu trình kinh nguyệt không còn khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh nhưng Hormone Estrogen vẫn tiếp tục được sản sinh ở buồng trứng. Cắt bỏ tử cung có khả năng tăng thời gian mắc phải tiền mãn kinh so với mức trung bình.

>>> Có thể bạn chưa biết:
Nên làm gì khi bị tiền mãn kinh sớm?

5. Làm gì để ngăn ngừa nguy cơ tiền mãn kinh?


Để giai đoạn tiền mãn kinh trải qua một cách thuận lợi, phái đẹp hãy bỏ túi cho mình những bí quyết đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả như:


5.1 Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý


+ Sử dụng các thực phẩm tăng Omega 3 và 6 như các sản phẩm từ đậu nành, hạt óc chó, dầu mè, rong biển,...
+ Ăn nhiều trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt nhằm cung cấp chất xơ, khoáng, vitamin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra các thực phẩm như súp lơ, xà lách, khoai lang, ớt chuông có tác dụng chống oxy hóa và ngăn ngừa tình trạng lão hoá da xảy ra nhanh.
+ Tăng cường đạm có trong các sản phẩm như thịt, cá, trứng, sữa,... trong chế độ ăn uống hằng ngày. Hạn chế thu nạp quá nhiều cholesterol để tránh nguy cơ gặp phải các bệnh về tim mạch, cao huyết áp.
+ Không dùng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê,...


>>> Xem thêm tại đây:
https://www.bakespace.com/members/profile/blogphaidep/1142952/


5.2 Tập thể dục thể thao đều đặn


Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, bạn nên kết hợp với việc tập thể dục thể thao như yoga, chạy bộ, ngồi thiền, bơi lội,... Đây là cách tốt nhất giúp giữ tâm trạng ổn định, loại bỏ stress, mệt mỏi, căng thẳng từ các mối quan hệ, cải thiện giấc ngủ cho bạn. Đồng thời, các bài tập thể dục thể thao còn giúp cơ thể dẻo dai, bền bỉ, phòng ngừa loãng xương, giúp hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn và hạn chế tối đa tình trạng tăng cân.


5.3 Ngủ đủ giấc


Ngủ đủ giấc sẽ khiến chị em phụ nữ phòng chống các bệnh liên quan đến tiền mãn kinh. Bạn hãy đi ngủ sớm hoặc có thể thực hiện các bài tập Kegel từ 2-3 tiếng trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, trà tim sen cũng là thức uống giúp bạn có thể ngủ ngon hơn.

Một giấc ngủ ngon là cách hiệu quả nhất giúp bạn ổn định tinh thần và vượt qua giai đoạn tiền mãn kinh một cách nhẹ nhàng



Hy vọng với những thông tin trên, các nàng sẽ trang bị thêm cho mình nhiều kiến thức về triệu chứng tiền mãn kinh và tự xây dựng cho mình phương pháp riêng để bước qua “cơn khủng hoảng" này và mang lại nhiều niềm vui cho cuộc sống.


>>> Xem bài viết gốc ở đây:
https://angelagold.vn/trieu-chung-tien-man-kinh-keo-dai-bao-lau-o-do-tuoi-nao.html