Triệu chứng của rối loạn tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là giai đoạn mà chắc chắn mỗi phụ nữ đều trải qua trong cuộc đời. Trong giai đoạn này, chị em sẽ thấy được nhiều đổi thay diễn ra trong cơ thể, nhan sắc xuống dốc, kéo theo đó là hàng loạt những triệu chứng như rối loạn giấc ngủ, đồ mồ hôi đêm, thường xuyên cáu gắt,... Vì thế, hiểu về tiền mãn kinh là điều vô cùng quan trọng để phái đẹp có thể tìm ra phương hướng khắc phục kịp thời. Cùng điểm qua top những triệu chứng phổ biến của rối loạn tiền mãn kinh nhé.


1. Kinh nguyệt thất thường


Đây là triệu chứng cho thấy rõ nhất phái đẹp đang bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Chu kỳ hành kinh có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn bình thường. Số ngày hành kinh có thể dài hơn hoặc ngắn hơn và lượng máu có thể nhiều hoặc thưa, thậm chí là không có kinh nguyệt.


2. Chứng bốc hoả, đổ mồ hôi vào ban đêm


Có đến 75% phụ nữ phải chịu đựng tình trạng cơ thể bị bốc hoả, nhất là vùng mặt, tim đập nhanh và thường xuyên đổ mồ hôi đêm. Khi cơn bốc hỏa đi qua sẽ có cảm giác ớn lạnh.

>>> Chứng đổ mồ hôi đêm ở phái nữ bắt nguồn từ đâu, chữa ra sao?


3. Rối loạn giấc ngủ


Bước vào giai đoạn này, giấc ngủ của chị em không được chất lượng, hay mê sảng, thức dậy liên tục trong một đêm. Nguyên nhân có thể đến từ việc rối loạn nội tiết tố hoặc cảm giác nóng ran và đổ mồ hôi vào ban đêm.

Rối loạn giấc ngủ là triệu chứng thường gặp của tiền mãn kinh

4. Thường xuyên thay đổi tâm trạng, gắt gỏng


Chị em sẽ thường xuyên cảm thấy cảm xúc thay đổi một cách chóng mặt, kèm theo đó là hàng loạt những triệu chứng khác dễ nổi nóng với mọi thứ xung quanh, lo lắng, hồi hộp, chán chường, căng thẳng tột độ hoặc tồi tệ hơn là dẫn đến trầm cảm.


5.  Âm đạo trở nên khô ráp và mỏng


Cơ quan sinh dục của phái nữ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn khi bước vào giai đoạn này. Lúc này, thành âm đạo sẽ trở nên mỏng hơn, khô ráp và dễ bị nhiễm trùng khi quan hệ tình dục với bạn đời. Không những thế, nội tiết tố suy giảm khiến mô của âm đạo và niệu đạo giảm tính đàn hồi đáng kể, gây nên hiện tượng tiểu không tự chủ.  Âm đạo teo ảnh hưởng đến việc đạt cực khoái, từ đó làm suy giảm ham muốn tình dục ở phái nữ.

Khô âm đạo ảnh hưởng đến chất lượng tình dục của phụ nữ


6. Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ


Giai đoạn tiền mãn kinh khiến cho cơ thể của chị em không còn linh động như trước, xương khớp thoái hoá, nguy cơ loãng xương tăng lên, giảm đi sự dẻo dai làm cho xương giòn và dễ gãy. Bên cạnh đó, nồng độ cholesterol trong máu thay đổi gây ra bệnh tim mạch, huyết áp,...


7. Sắc đẹp tàn phai, xuống dốc


Rối loạn tiền mãn kinh khiến cho nhan sắc của phái đẹp xuống dốc nhanh chóng. Vùng ngực và mông bắt đầu chảy xệ, mỡ tích quanh vùng bụng, xuất hiện các đốm nâu, tàn nhang, nám trên bề mặt da, tóc thưa và rụng nhiều,...

>>> Bài viết có liên quan:
Vì sao phụ nữ trung niên dễ tăng cân béo bụng

Như vậy, tiền mãn kinh gây ra những xáo trộn đáng kể trong cuộc sống của chị em. Bạn có thể khắc phục tình trạng trên bằng cách:
+ Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
+ Lập kế hoạch thời gian làm việc phù hợp, nghỉ ngơi điều độ và giữ cho tâm trạng luôn tích cực
+ Thường xuyên rèn luyện cơ thể để nâng cao sức khoẻ
+ Ngủ đủ giấc để làm giảm thiểu tình trạng mệt mỏi của tiền mãn kinh
Chúc các bạn thành công.

>>> Tham khảo bài viết chi tiết ở đây:
https://angelagold.vn/roi-loan-tien-man-kinh-va-nhung-dieu-nhat-dinh-phai-biet.html

>>> Thông tin thêm:
https://blogphaidep.webflow.io/blog/diem-danh-nhung-vien-uong-lam-sang-da-tot-nhat-hien-nay
https://blogphaidep.webflow.io/blog/diem-danh-cach-de-danh-bat-lan-da-khong-deu-mau-cho-phai-dep
https://blogphaidep.webflow.io/blog/cach-xoa-nhan-don-gian-tai-nha-cho-phai-dep
https://blogphaidep.webflow.io/blog/an-gi-dep-da-chong-lao-hoa-top-10-thuc-an-lam-dep-da-chi-em-khong-nen-bo-lo
https://blogphaidep.webflow.io/blog/lanh-cam-o-phu-nu-va-nhung-thong-tin-ban-can-biet
http://www.divephotoguide.com/user/blogphaidep
https://www.free-ebooks.net/profile/1313607/blogphaidep
http://archives.bia.or.th/wiki/index.php/%E0%B8%9C%E0%B8%B9%E0%B9%89%E0%B9%83%E0%B8%8A%E0%B9%89:Blogphaidep
https://www.wishlistr.com/blogphaidep/
https://www.debate.org/blogphaidep/